DetailController

Một số vấn đề cần lưu ý trong kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng

Trong thời gian qua thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của thị trường tiền tệ, tài chính và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý nhằm ổn định thị trường vàng.

1. Hoạt động kinh doanh vàng

Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại khoản 1 Điều 11 gồm: hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng…Trong đó, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ- theo quy định tại khoản 6 Điều 4; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Điều kiện tiên quyết của các loại hình kinh doanh nêu trên, đều “ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật…”. Được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 5 đối với loại hình sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tại khoản 1 Điều 8 đối với loại hình kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tại điểm a khoản 1 Điều 11 đối với loại hình kinh doanh mua, bán vàng miếng.

 Như vậy, trong thực tiễn kiểm tra, trường hợp cá nhân hoặc hộ kinh doanh vàng sẽ vi phạm điều kiện kinh doanh vàng. Hành vi vi phạm này bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP: Kinh doanh hàng hóa thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa là vàng

Khái niệm “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” được quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ- CP, là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Đối với vàng trang sức, mỹ nghệ các yếu tố để xác định nguồn gốc, xuất xứ gồm: mã ký hiệu trên sản phẩm vàng, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng (theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ), khối lượng của sản phẩm; hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, hợp đồng, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và giao dịch dân sự. Trường hợp mua sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ từ cá nhân không có hóa đơn, phải có Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn- theo Mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

- Đối với vàng miếng, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định: Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Như vậy các yếu tố để xác định nguồn gốc, xuất xứ gồm: Thông tin được thể hiện trên miếng vàng gồm: chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất; hóa đơn mua bán, Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn- theo Mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (trường hợp mua của cá nhân không có hóa đơn).

Lưu ý, chỉ những tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng mới được hoạt động mua bán vàng miếng theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng không xuất trình được Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ vi phạm và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

3. Niêm yết giá vàng

Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm niêm yết công khai giá mua, bán tại nơi giao dịch.

- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ không thực hiện niêm yết giá theo quy định, áp dụng Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ- CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn được sửa đổi tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ.

- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng không thực hiện niêm yết giá theo quy định, áp dụng khoản 3 Điều 24 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (theo nguyên tắc lựa chọn văn bản QPPL được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

4. Bảo quản vàng là đối tượng tịch thu, tạm giữ

Áp dụng các quy định tại Thông tư số 135/2048/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản.

+ Vàng có Quyết định tịch thu: Hồ sơ, trình tự gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 6:

- Công văn đề nghị gửi tài sản bảo quản (Mẫu số 01). 

- Quyết định tịch thu.

- Phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).

- Căn cước công dân của người đên gửi tài sản.

- Tài liệu khác về tài sản (nếu có).

Trường hợp khi gửi tài sản vào Kho bạc Nhà nước bảo quản chưa có phương án xử lý tài sản; sau khi đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản phải gửi phương án xử lý tài sản đến Kho bạc Nhà nước.

 + Vàng có Quyết định tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền: Hồ sơ, trình tự gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 6:

- Công văn đề nghị gửi tài sản bảo quản (Mẫu số 01). 

- Biên bản tạm giữ tài sản; biên bản giao nhận tài sản.

- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).

- Căn cước công dân của người đến gửi tài sản.

- Tài liệu khác về tài sản (nếu có).

5. Lấy mẫu vàng phục vụ việc thanh tra, kiểm tra

Việc lấy mẫu vàng áp dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường:

2. Nguyên tắc lấy mẫu phục vụ việc thanh tra, kiểm tra vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường:

a) Việc lấy mẫu được thực hiện khi hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng hoặc có khiếu nại, tố cáo. Phương án lấy mẫu phải được cân nhắc và quyết định phù hợp với mục đích, yêu cầu và bảo đảm tính khách quan, minh bạch;

b) Mẫu được lấy phải đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của phương pháp thử nghiệm quy định tại Phụ lục I Thông tư này. Nếu sản phẩm gồm nhiều phần có thể tách rời, một đơn vị mẫu phải bao gồm đủ các phần cấu thành sản phẩm khi mua, bán hay trao đổi;

c) Khi lấy mẫu, cơ quan thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản lấy mẫu (theo Mẫu 1a.BBLM quy định tại Phụ lục II Thông tư này). Biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu phải được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của các bên liên quan và người chứng kiến (nếu cần).

Trường hợp đại diện tổ chức, cá nhân được lấy mẫu không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu thì cơ quan thanh tra, kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”. Biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu và trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

3. Phương pháp xác định hàm lượng vàng của vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định trong Phụ lục I Thông tư này. Việc thử nghiệm vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

6. Buộc tiêu hủy vàng

Đối với trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm là vàng, hiện nay không có quy định cụ thể về phương pháp cụ thể để tiêu hủy. Vấn đề này có thể vận dụng phương pháp tiêu hủy đối với tiền kim loại được quy định tại Thông tư số 19/2023/TT-NHNN ngày 28/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng nhà nước, gồm các phương pháp như: cắt hủy, dập hủy định dạng hoặc nung chảy.

Phòng Thanh tra - Pháp chế

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương