DetailController

Cách viện dẫn văn bản QPPL trong thiết lập hồ sơ, ấn chỉ Quản lý thị trường

Trong quá trình thiết lập hồ sơ, ấn chỉ Quản lý thị trường, việc viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng thường xuyên, từ các ấn chỉ: Đề xuất kiểm tra, khám; Phương án kiểm tra đột xuất, khám; Biên bản kiểm tra; Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính…Tuy nhiên, do cách hiểu của công chức thực hiện còn khác nhau, dẫn đến cách áp dụng không thống nhất, không đúng quy định.

          Hiện tại, viện dẫn pháp luật được quy định tại các văn bản sau:

          1. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

          Nội dung b mục 6 phần II Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định:

          b) Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tên tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

          2. Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều  và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.

          Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP quy định:

24. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Khi viện dẫn lần đầu luật, pháp lệnh phải ghi tên loại, tên gọi của văn bản và số, ký hiệu văn bản; đối với các văn bản khác, phải ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản. Trong lần viện dẫn tiếp theo, đối với luật, pháp lệnh, phải ghi tên loại và tên gọi của văn bản; đối với các văn bản khác, phải ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.”.

Như vậy, việc viện dẫn lầu đầu và lần viện dẫn tiếp theo được quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng  người thực hiện thường hiểu sai, nhầm lẫn giữa khái niệm viện dẫn và khái niệm căn cứ dẫn đến sai trong cách tính “lần đầu” và “ lần tiếp theo”.

Ví dụ:

1. Cách hiểu trên trong thực tế thiết lập hồ sơ, ấn chỉ:

 Trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm là “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu”:

- Tại phần căn cứ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể, ghi rõ: Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Vì cho rằng, đây là viện dẫn lần đầu nên ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản.

          - Tại khoản 3 Điều 1, Quy định tại, chỉ ghi: điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; hoặc ghi  điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

          Và cho rằng, đây là lần viện dẫn tiếp theo nên ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.

          Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa của từ “viện dẫn” và từ “căn cứ” được hiểu như sau:

          + Viện dẫn- là Động từ: đưa ra, dẫn ra để minh họa hoặc làm chỗ dựa cho lập luận.

          + Căn cứ - là Động từ: dựa vào, lấy làm tiền đề hoặc cơ sở (để lập luận hoặc hành động).

                         - là Danh từ: cái làm chỗ dựa, làm cơ sở (để lập luận hoặc hành động).

Như vậy, “viện dẫn” và “căn cứ” là hai khái niệm hoàn toàn độc lập, không đồng nhất với nhau, có chức năng khác nhau, nên không thể đánh đồng làm một.

Trong ngữ cảnh này (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính), Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP- là Danh từ- làm cơ sở để ban hành Quyết định. Vì vậy, phần căn cứ phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản- là đương nhiên.

Đến khoản 3 Điều 1, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP- là Động từ, được đưa ra, dẫn ra để minh họa cho lập luận “hành vi Kinh doanh hàng hóa nhập lậu”, và lúc này mới được coi là viện dẫn lần đầu- nên cũng phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản. Từ lần tiếp theo của Quyết định, mới áp dụng ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản.

2. Cách ghi đúng theo quy định:

 

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2024

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ VÀ CHẾ ĐỘ TIỀN THƯỞNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2024/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2024/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ

……………………………….

Căn cứ Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; - Đây là căn cứ, viết đầy đủ.

…………………………………

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện:

a) Điều chỉnh mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 73/2024/NĐ-CP).- Viện dẫn lần đầu, viết đầy đủ.

.....................................

Điều 2. Xác định nhu cầu kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP(*) và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP

1. Việc xác định đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người làm việc được áp dụng mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP(*) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền; trong đó chú ý:...............

(*). Viện dẫn lần tiếp theo, chỉ viết tên loại, số, ký hiệu của văn bản.

Phòng Thanh tra - Pháp chế

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương